Những ngôi nhà rường Nam bộ trên 100 tuổi, rộng cả ngàn mét vuông hiện nay không còn nhiều. Các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An mỗi nôi chỉ còn một số ngôi, riêng miệt vườn Tiền Giang còn lưu giữ được trên 30 ngôi “đại gia” như thế. Bước vào những ngôi nhà cổ kính rộng thênh thang, nội thất lộng lẫy khiến người đời nay phải choáng ngợp. Mỗi ngôi nhà cổ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản phất hồn quê từ cái thuở ông cha mang gươm đi mở cõi.
Nhà ông Hội đồng Phan Văn Cự |
Vương vấn hồn quê
Nhà ở Nam bộ xưa chủ yếu được cất theo kiểu nhà rường, một số cất theo kiểu nhà rọi. Phong cách kiến trúc nhà rường nam bộ nói lên “cái máu” của dân khẩn hoang: “Bất chấp luật vua, chỉ sợ mỗi cái đình”. Ngày xưa đình lợp lá nhà phải lợp lá, khi đình lợp ngói nhà người ta mới dám lợp ngói. Bây giờ ngoài thức nhà chữ đinh thông dụng, chúng ta còn thấy những ngôi nhà chữ công, thềm 2 bậc mà theo lẽ xưa chỉ có dinh thự hay bậc quyền quí mới được phép xây.
Nhà cỗ ở Tiền Giang cũng có sự khác biệt giữa hai vùng Đông và Tây. Thường ở các huyện phía đông nhà thấp, cột nhỏ và dùng gỗ tốt. Từ huyện Châu Thành trở lên, các vị điền chủ mới nổi muốn thể hiện sự giàu có của mình nên nhà thường cao và cột lớn. “ Cái máu” của dân khẩn hoang là “ăn theo thuở, ở theo thì”. Điều này cũng đúng với nhiều ngôi nhà cỗ, vì ngoài kiến trúc truyền thống, chủ nhân thường xây thêm thềm ba bằng gạch vữa theo kiểu Tây đang thịnh lúc bấy giờ.
Nhắc đến nhà cỗ ở Tiền Giang, nhiều người liên tưởng đến ngôi nhà của anh Trần Anh Kiệt ở Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè được tổ chức JiCa Nhật Bản tài trợ trùng tu vào năm 2003. Thật ra đây chưa phải à ngôi nhà độc đáo nấht ở Tiền Giang. Bỡi mỗi ngôi nhà cỗ đều mang phong cách, sự độc đáo riêng của nó.
Trong những ngôi nhà độc đáo
Nhà của ông Hội đồng Phan Văn Cự ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy đựơc Ban Quản lý di tích Sở VH- TT- DL đánh giá là ngôi nhà có kiến trúc chạm độc đáo nhất tỉnh hiện nay. Ngôi nhà này rộng trên 1.000 m2 , nền lót gạch da qui, mái lợp ngói móc, bên trong có 140 cây cột lớn bằng gõ được kê trên tán gỗ.
Cụ ông Phan Ngọc Bỉnh, 90 tuổi, con trai ông Hội đồng cho biết: “Nhà được cất làm nhiều lần. Phần nhà chính đựơc ông nội tôi cất vào khoảng năm 1880. Nghe kể lại, ông tôi cho người ra miền Trung mua gỗ chở về và thuê 40 thợ từ miền Bắc, miền Trung vào làm ròng rã trong 4 năm mới xong. Sau đó cha tôi cất thêm phần Thảo bạt (nhà để khách chờ vào lễ). Để tôn trọng ông nội nên cha tôi cất phần thảo bạt dười nền thấp hơn nhà chính. Do cột đã cắt sẵn từ trước nên cha tôi cho làm phần tán cổ bồng bằng gỗ. Trong nhà dùng toàn bộ là tán sỗ, chốt gỗ chứ không dùng đinh. Năm 1915 phần thềm ba được xây thêm bằng gạch thẻ và hồ ô dước, có trang trí hao văn kiểu Pháp”.
Theo JiCa, Thảo bạt nhà Hội đồng Cự là thảo bạt lớn nhất Việt Nam . Phần tán cổ bồng là nét độc đáo của ngôi nhà này nhưng độc đáo nhất vẫn là kiến trúc chạm. Đây là ngôi nhà duy nhất toàn bộ xiêng, trính đều được chạm trổ 3 mặt. Hiện ngôi nhà còn giữ được 2 bộ tranh thờ và 8 bức thủ uyển sơn son thiếp vàng, 20 đồi liễn, 20 khuôn biển và nhiều bao lam chạm 3 mặt. Điều rất độc đáo là mỗi món đồ được chạm từ một thân cây to. Theo chủ nhân ngôi nhà hiện nay, để làm một bức thủ uyển, ông cha họ phải tốn hơn 3 tháng công thợ và dát lên đó 2 lượng vàng ròng.
Ở ấp Tân Phú, xã Tân lý Tây, huyện Châu Thành, ngôi nhà của chú Bùi Ngọc Hưởng là ngôi nhà duy nhất ở Tiền Giang còn lưu giữ nguyên vẹn kiến trúc nhà truyền thống của người Việt sau hơn 100 năm xây dựng. Người Bình Xuyên là một trong nhiều bộ phim sử dụng nhiều cảnh quay ở ngôi nhà này. Theo chú Hưởng “Ông cố của tôi cất nhà này hết gần 3.000 đồng Đông Dương”, trong khi thời kỳ đó một mẫu ruộng tốt chỉ có giá 30 đồng.
Đến xứ Gò Công, ngôi nhà Đốc Phủ Hải rất độc đáo. Nó tựa như một tiểu cung điện bỡi sự nguy nga của ngôi nhà và sự cầu kỳ, sa hoa của nội thất. Bước vào nhà, nhìn đâu đâu cũng thấy những tác phẩm nghệ thuật chạm khảm tuyệt mỹ và các cỗ vật quí giá. Nhà Đốc Phủ Hải thể hiện một giai đoạn lịch sử vùng đất Gò Công. đó là thời kỳ phong kiến khủng hoảng và sự du nhập ồ ác của văn hoá phương Tây. Phần bên ngoài của ngôi nhà được xây dựng bỡi vôi vữa, cổng sắt theo kiểu kiến trúc Pháp như chiếc áo tân thời khoác lên ngôi nhà rường Nam bộ.
Có lẽ ít ai biết nhà Đốc Phủ Hải hiện nay gốc là nhà của bà Trần Thị Sanh, người em con cô con cậu với Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà Trần Thị Sanh là người giàu có nhất vùng Gò Công hồi cuối thế kỷ XIX, được dân trong vùng gọi tôn kính là Bà Hầu “Gò Công bốn tổng đồng giàu, mà riêng có một bà Hầu giàu to”. Bà cũng là người vợ thứ của anh hùng Trương Định, do Hoàng Thái hậu Từ Dũ ban hôn. Đốc phủ Hải là cháu gọi bà Sanh là ngoại vợ.
Thời gian trôi qua với bao thăng trầm thế sự. Người xưa đã mất, trong những ngôi nhà cỗ chỉ còn phản phất cái tinh anh. Ông Trương Hùng Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Tiền Giang trăn trở: “Toàn tỉnh hiện có trên 350 ngôi nhà được xây dựng từ năm 1940 trở về trước. Trong số đó có khoảng 35 căn nhà cỗ có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật rất cao. Nhà cổ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nghệ thuật và lịch sữ của dân tộc. Tuy nhiên các ngôi nhà cổ đang bị mai một dần bởi thời gian và thời tiết”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét